Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam

Biên tập: Ngọc Linh Ngày đăng: 26/02/2019

Đông trùng hạ thảo vốn là loại thảo dược quý nổi tiếng, có công dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Do sản lượng đông trùng hạ thảo tự nhiên khai thác được mỗi năm ngày càng khan hiếm mà rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang khá đầu tư vào công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo.

Nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo được nuôi trồng tại Việt Nam

Đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam – sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp

Đông trùng hạ thảo nhân tạo là gì?

Đông trùng hạ thảo nhân tạo còn được gọi là nấm đông trùng hạ thảo là sản phẩm được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, sử dụng giống nấm quý cấy trên cơ thể vật chủ có thể là ấu trùng bướm, nhộng tằm hoặc nhộng côn trùng. Quá trình nuôi cấy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình và kỹ thuật nuôi trồng.

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy thành công ở Việt Nam là nhờ vào thành tựu của khoa học, kỹ thuật. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã phải rất dày công tìm hiểu, nghiên cứu mới tìm được phương pháp và kỹ thuật nuôi cấy đông trùng hạ thảo đúng và phù hợp nhất.

Trên thế giới nấm đông trùng hạ thảo đã được nuôi cấy thành công từ năm 1995 tại các quốc gia có nền khoa học và công nghệ tiên tiến tiêu biểu như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia.
Hiện nay, khá nhiều nước đã nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo trong đó có Việt Nam. Nhà nước ta đang có sự đầu tư lớn cho lĩnh vực nuôi cấy sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo này. Chính nhờ việc sản xuất đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp thành công tại Việt Nam đã giúp người dân Việt có cơ hội được sử dụng dòng sản phẩm quý với chất lượng tốt lại có giá thành phù hợp, rẻ hơn rất nhiều so với đông trùng hạ thảo tự nhiên Tây Tạng.

Nếu như đông trùng hạ thảo tự nhiên Tây Tạng có giá trung bình khoảng 1 tỷ/kg thì với sản phẩm đông trùng hạ thảo nuôi cấy mức giá thấp hơn rất nhiều, chỉ vào khoảng 100 triệu/kg (loại đã sấy khô).

Tác dụng đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam như thế nào?

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà Việt Nam cũng đã thành công trong việc nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo với chất lượng tốt kể từ vài năm trở lại đây. Sản phẩm khi được đưa ra thị trường đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng.

Theo các nhà khoa học, đông trùng hạ thảo nhân tạo được nuôi cấy ở Việt Nam có giá trị dược tính, dưỡng chất lớn đặc biệt là 2 dược tính cơ bản: Cordycepin và Adenosin đều đạt tỷ lệ cao cùng thành phần axit amin phong phú không thua kém gì so với đông trùng hạ thảo tự nhiên Tây Tạng.

Theo các nhà nghiên cứu, đại diện như Giáo sư, Viện sỹ, TSKH Đái Duy Ban là chủ tịch hội Hóa sinh Y học Việt Nam cho biết sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo cũng có những tác dụng tuyệt vời như đông trùng hạ thảo tự nhiên. Như vậy, đông trùng hạ thảo nuôi cấy với thành phần dược chất quý Cordycepin và Adenosin cáo và ít nhất chứa khoảng 17 loại axit amin mang lại hiệu quả lớn đối với: Hệ miễn dịch, hệ thần kinh trung ương, hệ thống tim mạch và huyết áp, hệ thống máu…

Cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo

Các mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp đang ngày càng được nhân rộng. Đơn vị nuôi trồng có thể là các công ty, tổ chức khoa học hay các cá nhân là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu…

Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam

Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo trong phòng thí nghiệm

+/ Giống nấm: Là yếu tố tiên quyết, vô cùng quan trọng. Có hai loại nấm Cordyceps chính để tạo nên đông trùng hạ thảo là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris chứa thành phần hợp chất hóa học, dược tính tương tự nhau. Nhưng loại nấm Cordyceps sinensis chỉ có trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế còn với giống nấm Cordyceps militaris thì có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Khi chọn giống nấm để nuôi cấy đông trùng hạ thảo cần đảm bảo nấm có chất lượng tốt, không bị nhiễm bệnh, sống khỏe.

+/ Cơ thể vật chủ: Có thể cho giống nấm ký sinh trên cơ thể vật chủ như: ấu trùng bướm, nhộng tằm, các loài sâu hoặc nhộng của côn trùng, phải đảm bảo vật chủ có sức sống khỏe.

+/ Môi trường: Trong từng giai đoạn phát triển của đông trùng hạ thảo thì thành phần nguyên liệu, các chất hóa học trong môi trường nuôi cấy sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Bên cạnh đó thì yếu tố vô cùng quan trọng nữa đó là nhiệt độ, làm sao tạo nhiệt độ lạnh như tự nhiên trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4000 – 6000m so với mực nước biển. Nhiệt độ cũng điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của nấm đông trùng hạ thảo.

Ngoài ra, môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo cũng cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối, mọi vật dụng phải được sát trùng toàn bộ.

+/ Độ ẩm: Đây cũng là yếu tố rất quan trọng,cơ bản để đông trùng hạ thảo sinh trưởng. Độ ẩm với lượng nước thích hợp (thường chiếm khoảng 60% là nước), đảm bảo để không bị khô, nếu độ ẩm không đủ sẽ khiến đông trùng hạ thảo không thể phát triển.

+/ Ánh sáng: Tại nơi nuôi cấy đông trùng hạ thảo không cần ánh sáng mạnh, để tối là tốt nhất.

+/ Thu hoạch: Đông trùng hạ thảo nhân tạo sau khi thu hoạch có thể để dạng tươi hoặc dạng sấy khô nhưng thông thường đông trùng hạ thảo nhân tạo nếu để tươi sẽ dễ bị ẩm vì vậy sản phẩm nên được làm khô, sau đó đóng gói sẽ giúp bảo quản trong thời gian dài hơn.

Như vậy: Sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam có giá thành vừa phải mà chất lượng vẫn rất tốt vì thế người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm để chăm sóc sức khỏe cho gia đình, người thân và dùng làm quà biếu tặng đồng nghiệp, sếp, bề trên…cũng rất ý nghĩa và giá trị.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo nhân tạo Việt Nam
5 (100%) 1 vote
Tin tức nổi bật
Tin tức
Hotline0966.60.61.69